Ngành tiếp viên hàng không vẫn không ngừng “hot” trên thị trường tuyển dụng, Bất chấp đại dịch Covid đang hoành hành. TVHK là ước mơ của bao bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu bạn, người đọc bài viết này, là một kẻ “tay mơ” đang loay hoay tìm hiểu về nghề này, Kent tin, 3 điều sau sẽ là điều mà bạn đang tìm kiếm.
1/ Học ngành nào, bạn cũng có cơ hội trở thành tiếp viên hàng không
Làm tiếp viên hàng không học ngành gì? Thi khối nào? Đó là những băn khoăn chung của đại đa số những ai đang “mon men” tìm hiểu về ngành nghề này.
Sự thật thì nghề tiếp viên hàng không, không yêu cầu cao về bằng cấp.
Bạn chỉ cần có tấm bằng THPT là đã có cơ hội dự tuyển để trở thành tiếp viên hàng không rồi. Với nghề tiếp viên hàng không, không quan trọng bạn có bằng đại học hay không, học ngành gì.
Quan trọng là bạn có đủ điều kiện để đáp ứng những tiêu chuẩn tuyển chọn khá khắt khe của nghề này hay không mà thôi.
Vậy tiêu chuẩn trở thành tiếp viên hàng không là gì?
Thường thì mỗi hãng hàng không sẽ có những tiêu chuẩn tuyển chọn tiếp viên của họ khác nhau. Bởi tiếp viên được ví như “bộ mặt” thương hiệu của hãng. Nhìn chung, để trở thành một tiếp viên hàng không bạn cần có một số điều kiện, tố chất và kỹ năng đặc thù như:
- Ngoại hình ưa nhìn (chiều cao tối thiểu 1m58 - nữ, 1m68 - nam, cân nặng cân đối, không xăm, không dị tật)
- Tuổi từ 18-30
- Chứng chỉ ngoại ngữ (ưu tiên bạn có 2 ngoại ngữ)
- Sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc
- Được trang bị các kỹ năng an toàn phục vụ chuyến bay (quan sát, phản xạ, cấp cứu)
Ngoại hình tốt là lợi thế lớn để làm việc trong ngành tiếp viên hàng không[
— > Để hình dung rõ hơn, bạn có thể tham khảo chi tiết Tiêu chuẩn làm tiếp viên hàng không
Ngành tiếp viên hàng không hậu Covid sẽ như thế nào?
Không thể phủ nhận, Covid đã tác động lớn đến nhiều ngành nghề, hàng không không nằm ngoài “quy luật bình thường” ấy, thậm chí mức độ ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, điều đó không thể làm giảm đi độ “hot” của ngành trên các sàn tuyển dụng.
Tiếp viên hàng không vẫn là mơ ước của nhiều bạn trẻ với vẻ ngoài hào nhoáng, mức lương dao động trên 20 triệu đồng/tháng, nhiều đãi ngộ hấp dẫn từ các hãng, được được chinh phục nhiều vùng trời, đến nhiều quốc gia miễn phí…
Hậu Covid, ngành hàng không đang dần hồi phục và được “dự báo” là ngành có nhu cầu tuyển dụng ngày một tăng cao. Hiện tại, các hãng hàng không lớn như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways liên tục mở các đợt tuyển dụng tiếp viên hàng không, nhằm phục vụ nhu cầu của thị trường. Điều này đồng thời mang lại nhiều cơ hội cho các ứng cử viên.
Mức lương trung bình của tiếp viên hàng không Việt Nam năm 2021
Chưa kể, các dự án sân bay quốc tế Long Thành và Phan Thiết đang gấp rút ngày mở cửa, sẽ là cơ hội “siêu to khổng lồ” cho các bạn chinh phục bầu trời quốc tế với mức lương siêu hấp dẫn.
Vậy nên, nếu bạn đang mong muốn trở thành tiếp viên hàng không, làm việc trong ngành hàng không, đừng chần chừ, hãy thử sức ngay nhé!
2/ Ngành tiếp viên hàng không, trả lương theo giờ bay
Làm tiếp viên hàng không thu nhập của bạn có thể dao động từ 20-30 triệu đồng hoặc lên tới vài chục nghìn đô/năm là hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, con số này sẽ phụ thuộc vào giờ bay của bạn. Số giờ bay sẽ được quyết định bởi hãng, kinh nghiệm cũng như sức khỏe và khả năng chịu áp lực của tiếp viên.
Mỗi hãng hàng không có cách tính khác nhau về mức lương giờ bay của tiếp viên. Mức lương trung bình này sẽ giao động từ 120 - 500 nghìn đồng/giờ.
Với tiếp viên mới, số giờ bay sẽ dao động từ 70-100/tháng.
Sau khi cộng các trợ cấp, phúc lợi, lương trung bình của một tiếp viên hàng không sẽ rơi vào khoảng 21.000.000 đồng/tháng. Đồng thời tiếp viên sẽ được cộng thêm công tác phí từ 2-10 triệu đồng/tháng.
Nếu có cơ hội làm việc tại các hãng hàng không nổi tiếng, mức lương của bạn sẽ cao hơn rất nhiều. Đặc biệt khi có kinh nghiệm, cơ hội thăng tiến của bạn sẽ ngày càng lớn, lúc này mức lương sẽ cực khủng.
3/ Tại Việt Nam, chưa có trường đào tạo ngành tiếp viên hàng không
Nếu bạn thắc mắc học ngành tiếp viên hàng không ở đâu thì thực tế hiện tại ở nước ta, chưa có trường nào đào tạo ngành tiếp viên hàng không. Ngay cả Học viện hàng không, nơi đào tạo ngành hàng không hàng đầu vẫn chưa đào tạo chuyên ngành tiếp viên hàng không.
Hiện tại, để trở thành tiếp viên hàng không tại các hãng hàng không. Bạn cần đáp ứng được bảng yêu cầu tuyển dụng của hãng đặt ra. Qua được vòng sơ tuyển, bạn sẽ tham dự khóa đào tạo của hãng. Vượt được vòng xét tuyển kế tiếp này, bạn sẽ trở thành tiếp viên hàng không chính thức.
Thoạt nghe có vẻ đơn giản, song thực tế để trúng tuyển, trở thành tiếp viên hàng không không phải là chuyện dễ. Bên cạnh những tiêu chuẩn khắt khe về chiều cao, cân nặng, sức khỏe thì còn đòi hỏi các ứng viên phải được trang bị đầy đủ các kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ cần có. Những thứ này cần khoảng thời gian dài trau dồi một cách thực sự nghiêm túc.
Vậy, làm thế nào để vượt qua các kỳ ứng tuyển, có cơ hội làm việc trong ngành hàng không?
Mặc dù các tiêu chuẩn tuyển chọn không dễ. Song thực tế rất nhiều người đã và đang chạm đỉnh giấc mơ bay của mình. Và bạn, chẳng có lý do gì để bỏ cuộc.
Nếu bạn cảm thấy chưa biết bắt đầu từ đâu để vào nghề hoặc chưa thực sự tin vào các kỹ năng thực tiễn của mình. Yên tâm răng, Chương trình đào tạo Cử nhân Thực hành Quốc tế ngành Quản trị Kinh doanh Vận tải Hàng không tại tú lơ khơ tá la phỏm (KIC) sẽ giúp bạn sẽ đủ tự tin ứng tuyển vào nhiều vị trí, không riêng gì tiếp viên hàng không tại các hãng hàng không trong và ngoài nước.
Xem thêm thông tin về chương trình đào tạo ngành QTKD- Vận Tải Hàng Không
TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN KIC?
KIC tự hào là một trong 2 ngôi trường đào tạo chuyên ngành hàng không tại Tp.HCM. Với chương trình đào tạo Cử nhân Thực hành Quốc tế ngành Quản trị Kinh doanh Vận tải Hàng không, bạn sẽ được:
- Trang bị các kiến thức nền tảng, giúp bạn nắm vững về ngành hàng không
- Rèn luyện thực hành bằng mô phỏng quá trình khai thác tàu bay, sân bay để bạn giỏi cả lý thuyết, rành cả thực hành
- Thực hiện trực tiếp kỹ năng nghiệp vụ có sự giám sát của giáo viên trong quy trình thương mại hàng không, để thật tự tin vượt qua các yêu cầu tuyển dụng
- Thực tập thực tế tại các doanh nghiệp hàng không trong 500 giờ để có thêm kinh nghiệm thực tiễn
- Người thực việc thực với sự đồng hành tham gia đào tạo của các doanh nghiệp trong ngành hàng không như Vietravel Airlines, ACV, SAGS, SAECO
… Và còn nhiều hơn thế nữa
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp Chứng nhận NCFE (Anh Quốc) có nhiều cơ hội làm việc ở các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không, các văn phòng chi nhánh, đại diện của các hãng hàng không nước ngoài, các cảng hàng không sân bay, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, công ty giao nhận hàng hóa hay cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp Chứng nhận NCFE (Anh Quốc) và ưu tiên tuyển dụng tại đối tác của KIC
Hoặc, sinh viên có thể du học chuyển tiếp liên thông Top-Up lên trình độ Đại học (thêm 1 năm học) và Thạc sỹ (thêm 2 năm học) tại Anh hoặc hơn 19 trường Đại học là đối tác của tú lơ khơ tá la phỏm tại Việt Nam, Thái Lan, Thuỵ Sĩ, Anh, Úc và Mỹ.
Hãy làm chủ giấc mơ của mình cùng sự đồng hành của KIC bạn nhé!