Bạn yêu thích các công việc làm online, bạn muốn trở thành nhân viên tại các công ty như Shopee, Lazada, Tiki... và muốn là người đón đầu các xu hướng trong tương lai. Nhưng chưa biết phải học gì? Ngành Thương mại điện tử chính là con đường gần nhất dẫn bạn đến thành công!
Ngành thương mại điện tử là gì ?
Trước hết, thương mại điện tử, hay còn gọi là eCommerce, là hình thức kinh doanh được thực hiện dưới sự trợ giúp của Internet, mạng viễn thông,... Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua bán, giao dịch, thanh toán, đặt hàng,... trực tuyến. Ngành thương mại điện tử đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức về lĩnh vực kinh tế và nền tảng về công nghệ thông tin, có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về thương mại điện tử để tham gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới. Bạn sẽ được học về lập kế hoạch, quản lý, giám sát và tiếp thị các hoạt động kinh doanh điện tử, các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp trực tuyến qua Internet
Từ khi Internet hình thành và phát triển, ngành Thương mại điện tử được biết đến và sử dụng rộng rãi như một phương thức quan trọng để giúp kinh doanh hiệu quả. Khác với phương thức thương mại truyền thống, Thương mại điện tử thực hiện giao dịch thương mại, mua sắm hoàn toàn qua Internet.
Vì sao nên học thương mại điện tử?
Thương mại điện tử hiện diện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Chắc hẳn bạn đã từng nhiều hơn 1 lần mua hàng tại các sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Taobao, Alibaba,... Chỉ với một chiếc smartphone, một chiếc ipad hay một chiếc máy tính,, bạn có thể dễ dàng truy cập và thực hiện giao dịch mua bán. Thế mới thấy, ngành thương mại điện tử là một ngành nghề cực kỳ tiềm năng, hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Vì thế, nguồn nhân lực yêu cầu cho ngành chắc chắn sẽ còn tăng hơn nữa.
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, doanh thu từ thương mại điện tử trên tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm 2019 đạt 4,2%, và số lượng người mua sắm trực tuyến trên các nền tảng Thương Mại Điện Tử là 39,9 triệu người. Năm 2020, con số ấy tiếp tục tăng mạnh mẽ với tổng giá trị ngành đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa & dịch vụ, và mức tăng trưởng 18%. Việt Nam đã vươn lên trở thành thị trường thương mại điện tử có tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với trên 40% một năm. Với những con số và dẫn chứng về “cơn nghiện” mua sắm của người tiêu dùng như thế, không quá khi nói rằng Thương mại điện tử chính là ngành “đắt giá” trong thời kì kỷ nguyên số.
Vị trí làm việc nào cho sinh viên ngành thương mại điện tử ?
Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử rất cao bởi ngành này được dự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Dưới đây là một số vị trí bạn có thể ứng tuyển khi tốt nghiệp ngành thương mại điện tử:
-
Chuyên viên vận hành TMĐT (quản lý hệ thống TMĐT; kinh doanh online;...)
-
Nhân viên Digital Marketing
-
Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp. Có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing.
-
Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử.
-
Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành.
-
Giảng viên ngành Thương mại điện tử.
Ở đâu đào tạo tốt ngành thương mại điện tử ?
Nếu bạn đang băn khoăn học ngành Thương mại điện tử ở đâu, hãy đến với tú lơ khơ tá la phỏm .
Đến với Kent sinh viên được trang bị và trải nghiệm thực tế 4 khối kiến thức chính của ngành Thương mại điện tử:
- Kiến thức về kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, quản lý chi phí, kiến thức cơ bản về tiếp thị, quảng cáo, phân tích dữ liệu, phễu Marketing; các công cụ vận hành quảng cáo online, phần mềm đồ hoạ, quản lý trang web.
- Môi trường Marketing số: Quảng cáo và truyền tải thông điệp qua Mạng xã hội, Email, thiết bị di động (smartphone/tablet). Triển khai chiến lược số.
- Phân tích và tối ưu hóa website, phân tích nội dung, thuộc tính số; kiến thức về thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng số; Lập kế hoạch Marketing; Chiến lược phát triển Digital Marketing.
- Kỹ năng ứng dụng và Tiếng Anh: Các kỹ năng mềm cần thiết cho thế kỷ 21 được các doanh nghiệp chú trọng và cũng là điều kiện tiên quyết cho tuyển dụng nhân sự.
Việc Kent giúp bạn giải quyết 4 thắc mắc trên, sẽ một phần nào đó tiếp thêm động lực cho bạn chọn ngành Thương mại điện tử.
Thế bạn còn chần chờ gì nữa! Hãy đến với KENT chọn ngành Thương mại điện tử ngay thôi.